#Rbskienthuc: Phân tích tâm lý cũng là 1 trường phái phân tích không chính thống dùng trong thị trường tài chính.
-Hiệu ứng chi phí chìm(sunk cost)
+Chi phí phát sinh từ kết quả hành động của con người sẽ ảnh hưởng tới những quyết định sau này.
+Ví dụ, máy xách tay của bạn bị hỏng, đưa ra cửa hàng sửa thì phải thay màn hình tinh thể lỏng mất 500 USD. Sau đó một thời gian thì lại đến lượt CPU, ổ cứng bị hỏng. Mang ra cửa hàng sửa thì người ta nói phải mất 1000 USD. Khi đó, bạn xử lý như thế nào? Vừa mới chi 500 USD để thay màn hình, bây giờ lại chi thêm 1000 USD. Thêm ít tiền nữa là mua được cái máy mới ngon lành hơn rồi. Đương nhiên, bạn sẽ nghĩ tới phương án mua máy mới. Nhưng nếu làm như vậy 500 USD vừa mới bỏ ra thành con số 0 à? Cuối cùng, bạn quyết định bỏ thêm 1000 USD để sửa máy.
+Mấu chốt ở đây là nếu ko có 500 USD đã phải chi trước đó thì có lẽ bạn sẽ chọn phương án mua máy mới. Bởi đó là một quyết định hợp lý nhất.
+Đây cũng là một trạng thái tâm lý của nhà đầu tư cổ phiếu. Mặc dù đã thua lỗ triền miên trong việc đầu tư một cổ phiếu nhưng bạn ko muốn thay đổi vì nếu làm như vậy, bạn sẽ nghĩ rằng bao công sức, thời gian, chi phí mà mình đã bỏ ra thành công cốc.
+Nói rộng hơn, việc kinh doanh cũng như vậy. Nhiều doanh nghiệp bị sa lầy vào một dự án thua lỗ vì bị chịu ảnh hưởng của hiệu ứng chi phí chìm.
-Tại sao giá trị danh mục của bạn ngày càng giảm?
+Thông thường, nhà đầu tư có tâm lý là : dễ dàng bán đi những cổ phiếu đã đạt lợi nhuận, nhưng rất khó bán đi những cổ phiếu đang bị lỗ bởi vì làm như vậy đồng nghĩa với việc thừa nhận mình sai lầm. Kết quả là đến lúc để ý lại thì thấy trong danh mục của mình còn toàn những cổ phiếu đang bị lỗ.
+Thực ra, những cổ phiếu đang tăng giá(có lợi nhuận) là những cổ phiếu mà mình đã nhận định đúng về trend thì không cần thiết phải bán vội. Ngược lại, chính những cổ phiếu đang bị lỗ(do mình nhận định sai trend) thì mới phải xử lý gấp.
Tích tiểu thành đại. Mỗi ngày một ít. Biển học mênh mông.
-Lý thuyết kỳ vọng (Prospect theory)
+Tại sao con người thường chấp nhận rủi ro(risk-taker) khi bị tổn thất?
+Câu hỏi 1
1. Chắc chắn nhận được 800 USD.
2. 85% là nhận được 1600 USD, 15% là không nhận được gì.
Câu hỏi 2
3. Chắc chắn mất 800 USD.
4. 85% là mất 1600 USD, 15% là không mất gì.
+Trong 2 câu hỏi trên, bạn chọn trường hợp nào?
+Về mặt toán học thì chọn trường hợp 2 và 3 là chính xác. Tuy nhiên, khi điều tra thực tế thì hầu hết mọi người lại chọn 1 và 4.
+Lý thuyết kỳ vọng cho rằng : khi có lợi thì ta nên dự liệu cao hơn những khả năng có xác suất thấp, còn khi tổn thất thì ta nên dự liệu thấp hơn những khả năng có xác suất cao.
+Bản chất thì con người rất ghét bị thua, bị thất bại. Nhưng nếu không chịu chấp nhận một thất bại nhỏ thì sẽ phải gánh một thất bại lớn hơn. Bởi vì ghét thất bại là một đức tính tốt trong học tập và thể thao nhưng lại rất nguy hiểm trong đầu tư.
Tóm lại, hiện thực hóa khoản lỗ cũng là một việc cần làm như hiện thực hóa lợi nhuận vậy.
+Giảm độ cảm nhận
+Nói một cách đơn giản, cùng một sự việc nhưng cùng với thời gian thì cách cảm nhận sẽ thay đổi.
+Nhìn vào biểu đồ dưới đây thì sẽ nhận thấy nếu lợi nhuận tương đối càng xa điểm tham chiếu thì độ chênh lệch của hàm giá trị càng nhỏ. Tức là khi lợi nhuận(tổn thất) tương đối càng xa điểm tham chiếu thì con người càng trở nên lỳ.
+Có thể thấy được sự giảm độ cảm nhận của con người trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ trong cuộc hẹn đầu tiên với một cô gái mà bạn thích thì bạn rất run. Nhưng nếu đi chơi nhiều lần với cô bạn đó thì cảm giác ban đầu của bạn sẽ mất dần.
+Trong đầu tư chứng khoán thì “giảm độ cảm nhận” cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Ví dụ bạn mua cổ phiếu A với giá 100.000VND/cổ phiếu nhưng sau đó cổ phiếu giảm xuống 90.000VND thì bạn cảm thấy rất lo lắng. Nhưng nếu bạn vẫn giữ cổ phiếu đó và sau đó giá cổ phiếu tiếp tục giảm từ 50.000VND xuống còn 40.000VND thì lúc này bạn hầu như không còn lo lắng gì nữa(mặc dù cùng mức giảm 10.000VND). Đây là một hiện tượng tâm lý hết sức đáng sợ mà nhà đầu tư cần hiểu để khắc phục. Đúng là ” giảm độ cảm nhận” ví dụ :
*1 người đầu tư 1000usd vào Chứng khoán anh ta gặp phải cơn lũ giá vừa qua mất :
100 usd — k vấn đề, ăn thua gì
200usd— chưa vấn đề, tôi vẫn sống tốt
300usd — mất thêm 100 thì có nhằm nhò gì, tôi còn sống mà
400usd– khả năng thị trường lên tôi sẽ gỡ lại
500usd– thị trường xuống thấp rồi cơ hội lên là rất lớn, bán đi mới là thiệt hại thật
700usd — thị trường đang lên mua k mua được, tôi đang trên con đường gỡ hòa và sẽ có lãi thôi
Vâng thưa các bác nếu tính ra con số khi đầu tư 1000USD nay chỉ còn 300USD thì nhà đầu tư này sẽ phải gỡ lại 700usd tương đương với 233% so với vốn còn lại và tuơng đương với VNI phải lên thêm 233%. như vậy VNI phải lên tới 1665 điểm ( giả định số tiền còn lại 400usd ở 500 điểm) thì nhà đầu tư này mới hòa được và đây cũng là những lỗi mà nhiều nhà đầu tư mắc phải.