CẮT LỖ! Nguyên tắc đầu tư “tối thượng” bất kỳ ai cũng phải khắc cốt, ghi tâm!

“Cắt lỗ” là việc không ai muốn làm. Nhưng nếu không hành động kịp thời và dứt khoát để bảo vệ số tiền đầu tư ban đầu, thiệt hại gây ra sẽ vô cùng to lớn. Hiểu được nguyên nhân dẫn đến phải “cắt lỗ” và thực hiện “cắt lỗ” sao cho hợp lý là … Continue reading “CẮT LỖ! Nguyên tắc đầu tư “tối thượng” bất kỳ ai cũng phải khắc cốt, ghi tâm!”

“Cắt lỗ” là việc không ai muốn làm. Nhưng nếu không hành động kịp thời và dứt khoát để bảo vệ số tiền đầu tư ban đầu, thiệt hại gây ra sẽ vô cùng to lớn. Hiểu được nguyên nhân dẫn đến phải “cắt lỗ” và thực hiện “cắt lỗ” sao cho hợp lý là việc làm cấp thiết của mọi nhà đầu tư.

cat_lo_rbs
CẮT LỖ! Nguyên tắc đầu tư “tối thượng” phải tuân thủ!

Thiệt hại khôn lường từ việc không  “cắt lỗ” kịp thời

Vấn đề nằm ở chỗ, đa số mọi người khi mới bước chân vào thị trường chứng khoán thường rất tự tin, cho rằng mình đủ thông minh và kiến thức để chiến thắng, chính những điều này cộng thêm cái tôi, tính ngoan cố và niềm kiêu hãnh sẽ khiến họ không dễ dàng tuân theo nguyên tắc cắt giảm thua lỗ ngay từ đầu

Vì vậy khi bắt đầu thấy cổ phiếu mình đang nắm giữ giảm giá, họ thường mắc sai lầm xem nhẹ, và phớt lờ số % lỗ ít ỏi và cũng không có kế hoạch bảo vệ khoản tiền đầu tư ngay sau đó nên không lường trước được hậu quả to lớn của hành vi “Ôm lỗ” mang lại.

bii_rbs
Nếu không cắt lỗ kịp thời, hậu quả sẽ rất khôn lường (Ảnh: Chart cổ phiếu BII)

Bởi vì bạn luôn mong muốn tìm kiếm lợi nhuận khi mua một loại chứng khoán, khi giá đi xuống rất khó để bán chúng đi và chấp nhận thua lỗ. Quả thật là rất khó để chấp nhận mình đã hành động sai lầm, người ta thường hay có xu hướng chờ đợi, hy vọng giá lên trở lại thay vì nên bán chúng đi.

NHƯNG!

Lỗ 5%, bạn phải đầu tư lãi sau đó 5,26% mới hoàn vốn ban đầu, nếu để lỗ 20% muốn quay trở lại bạn phải gỡ bằng 25%, và con số này sẽ lên tới 100% nếu bạn để rơi vào tình cảnh thua lỗ tới 50% giá trị đã đầu tư! (Biết bao giờ mới tìm được một cổ phiếu tăng giá gấp đôi?)

Như vâỵ có thể thấy rõ, nếu đang rơi trong tình cảnh phải “cắt lỗ”, bạn càng thực hiện kịp thời bao nhiêu thì số tiền đầu tư ban đầu bạn bảo vệ được sẽ nhiều bấy nhiêu, hay nói một cách khác: Cơ hội để bạn lấy lại số tiền ban đầu sẽ nhiều và nhanh hơn bấy nhiêu nếu bạn nhanh chóng tuân thủ Nguyên tắc “cắt lỗ” càng sớm càng tốt.

Hãy tự hỏi mình câu hỏi sau: Bạn có mua bảo hiểm hoả hoạn cho ngôi nhà của bạn vào năm ngoái? Ngôi nhà của bạn đã bị thiêu trụi chăng? Nếu nó không bị cháy, bạn đã làm sai vì đã lãng phí tiền bạc trong việc mua bảo hiểm? Bạn sẽ từ chối mua bảo hiểm năm sau? Tại sao bạn mua bảo hiểm hoả hoạn cho ngôi nhà? Bởi vì bạn biết ngôi nhà của bạn sẽ bị cháy?

Không! Bạn mua bảo hiểm hoả hoạn để bảo vệ bản thân, chống lại khả năng có thể bị sự mất mát lớn ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng tài chính, rất khó để hồi phục.

Đó cũng là tất cả lý do tại sao phải cắt giảm thua lỗ.

Nguyên nhân căn bản dẫn đến sai lầm phải “cắt lỗ”

Có rất nhiều sai lầm cơ bản trong đầu tư như: Mua bán thuần theo các chỉ báo kỹ thuật, tự tin về việc dự báo được thị trường, dùng Margin quá nhiều, mua bán theo tin đồn, mua bán theo khuyến nghị của người khác….Nhưng để xảy ra những hậu quả thiệt hại to lớn không đong đếm được lại bắt đầu ngay từ bước một quan trọng nhất của quy trình ra quyết định đầu tư đó là: Chọn cổ phiếu đầu tư.

vnm_rbs
Chọn những cổ phiếu tuyệt vời đểu không bao giờ phải “cắt lỗ” (Ảnh: Chart cổ phiếu VNM)

Ngay khi bạn lựa chọn mua một cổ phiếu của một công ty làm ăn minh bạch, có thương hiệu, có kết quả hoạt động kinh doanh bền vững là bạn đã “phòng bệnh” trước cho khoản tiền đầu tư tránh khỏi những hiểm họa mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, đau lòng không sao chữa trị được.

Nhà đầu tư huyền thoại Warrent Buffett đã từng nói: “Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền; Nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1.” Điều làm ông không bao giờ để mất tiền đó là việc ông đã cố gắng làm tốt nhất việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư, mua những doanh nghiệp tuyệt vời với giá hợp lý, và nắm giữ suốt đời để không bao giờ phải “cắt lỗ”, thị trường về dài hạn là một cỗ máy định giá hoàn hảo và sớm hay muộn thì theo thời gian cổ phiếu rồi cũng sẽ tìm về với giá trị đích thực của nó.

warrent_buffett_rbs
Warrent Buffett – Nhà đầu tư huyền thoại

Vậy phải “cắt lỗ” thế nào cho đúng?

Trên thực tế không có một quy tắc cụ thể trong việc giới hạn khoản thua lỗ đối với mỗi nhà đầu tư. Bởi vì mỗi người là một chủ thể độc lập có tính cách, tư duy, mức độ kiên nhẫn và chịu đựng khác nhau. Vậy nên mỗi nhà đầu tư phải tự xây dựng cho riêng mình một quy tắc “cắt lỗ” riêng phù hợp, nhưng nhất thiết phải đặt ra một giới hạn cuối cùng cho mọi khoản lỗ: “Luôn luôn giới hạn tỷ lệ thua lỗ tối đa 7% hoặc 8% so với giá mua vào, không có ngoại lệ” – William J’Oneil

william_o_neil_RBS
William O’neil

Tuy nhiên, không phải chỉ cho đến khi cổ phiếu giảm tới ngưỡng giới hạn chịu đựng bạn mới tiến hành cắt lỗ. Bạn phải lên kế hoạch cắt lỗ ngay khi bạn nhận ra sai lầm và tìm cách giảm thiểu thiệt hại càng sớm càng tốt, thậm chí ngay cả khi bạn đang lãi một chút sau khi mua nhưng lại nhận ra tiềm ẩn rủi ro một đợt giảm giá mạnh thì hành vi nhanh chóng kết thúc sớm thương vụ đầu tư cũng chính là việc bạn đã “cắt lỗ” nhanh chóng vô cùng khôn ngoan.

Những khoản thua lỗ nhỏ là khoản tiền bảo hiểm phải chăng, và chúng là món bảo hiểm duy nhất mà bạn có thể mua trên sân chơi đầu tư. Ngay cả nếu cổ phiếu lên giá sau khi bạn bán ra, điều chắc chắn sẽ xảy ra trong nhiều trường hợp, bạn vẫn phải hoàn thành mục tiêu sống còn là giữ tất cả những khoản thua lỗ ở những con số nhỏ, và nhờ đó bạn vẫn còn tiền để thử tìm kiếm sự thành công với một cổ phiếu khác.

Nhện Đen

Facebook Comments