Những câu hỏi thường gặp trong đầu tư chứng khoán

-Tại sao cổ phiếu mới lên sàn lại thường tăng giá?-Không phải cổ phiếu nào chào sàn cũng tăng giá nhưng cổ phiếu mới chào sàn thường có điều kiện tăng giá hơn bởi những lý do sau: Xét về cầu: Chủ doanh nghiệp muốn cổ phiếu mình có giá cao và gây sự được … Continue reading “Những câu hỏi thường gặp trong đầu tư chứng khoán”

-Tại sao cổ phiếu mới lên sàn lại thường tăng giá?-Không phải cổ phiếu nào chào sàn cũng tăng giá nhưng cổ phiếu mới chào sàn thường có điều kiện tăng giá hơn bởi những lý do sau:

Kết quả hình ảnh cho cổ phiếu mới lên sàn

Xét về cầu: Chủ doanh nghiệp muốn cổ phiếu mình có giá cao và gây sự được sự quan tâm chú ý từ thị trường nên thường bỏ tiền ra để tạo cầu trong thời gian đầu niêm yết. Nhà đầu tư trên sàn có thể nhắm tới cổ phiếu đó đã lâu nhưng ngại OTC nên chờ niêm yết mới mua vào cũng làm tăng cầu.
Xét về cung: Cổ phiếu mới chào sàn có cơ cấu cổ đông cô đặc, tức là số lượng cổ đông ít, dễ đồng thuận hơn. Hơn nữa những cổ đông này thg có phong cách đầu tư dài hạn khi thực tế họ đã tham gia IPO từ đầu và sẵn sàng nắm giữ lâu.
Với những cổ phiếu tốt, cổ phần hóa đã lâu, cổ tức cao đều đặn nhiều năm, nhà đầu tư lâu năm đã lời nhiều thì việc bán vội vàng bằng mọi giá là không cần thiết nên cung cổ phiếu sẽ ít hoặc chỉ bán giá cao nhỏ giọt

-Tôi đầu tư vào những doanh nghiệp tăng vốn khủng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu nhưng không hiểu sao toàn thua lỗ?
Phát hành thêm cổ phiếu đầu tiên là làm tăng cung cổ phiếu trong khi số tiền dành cho nó không đổi hoặc ít thay đổi, cung tăng, cầu giữ nguyên >>> giá giảm.

Phát hành thêm cổ phiếu khiến số lượng cổ phiếu nhiều lên + tổng vốn của DN tăng lên nhưng Lợi nhuận của DN không kịp tăng tương ứng với số vốn đầu tư nên EPS (LN trên mỗi cổ phiếu) sẽ giảm sút trong thời gian liền sau đó và gây tác động xấu tới giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu P hầu như luôn chạy theo E (earning per share) để giữ 1 tỷ số phù hợp.
Thường thì những nhà đầu tư chuyên nghiệp không đánh giá cao việc tăng vốn ồ ạt từ việc phát hành cổ phiếu. Vì thế mà trong nhiều lý thuyết họ rất quan tâm tới tăng trưởng EPS chứ ko phải chỉ tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu. Nhà đầu tư chuyên nghiệp coi trọng việc tăng trưởng quy mô bền vững bằng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư hơn. Những cổ phiếu tốt như Google, Samsung… thường không chia cổ phiếu dù thị giá cổ phiếu lên cả vài chục lần trong nhiều năm. Nói chung nếu bạn ko phải ông chủ DN thì việc hút tiền thường ko có lợi cho bạn và nên tránh. Cũng có vài trường hợp tốt, DN tăng vốn để đón đầu được 1 cơ hội tốt hoặc giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính.

-Doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất như xây thêm nhà máy, mua thêm tài sản, triển khai thêm dự án có nên đầu tư không?

Kết quả hình ảnh cho cổ phiếu tăng vốn
Điều quan trọng là tính hiệu quả. Sẽ là tốt nếu sau đó DN tăng doanh thu, lợi nhuận, cổ phiếu tăng EPS. Nhưng thực tế mọi người cần biết là thời gian đầu nhà máy mới đi vào sản xuất, DN sẽ phải chịu đủ loại chi phí tăng lên như khấu hao, nhân công, lãi vay… nhưng doanh số thì chưa đuổi kịp năng lực sản xuất ngay được nên thường lợi nhuận sẽ giảm sút. Nhà đầu tư thường né rủi ro bằng cách bán ra và quan sát kết quả kinh doanh chờ có hiệu quả mới tham gia lại. Dài hạn có thể đảo ngược, nếu kinh doanh thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ tăng trưởng mạnh và giá cổ phiếu đi lên.

-Tôi đầu tư vào những doanh nghiệp rất tốt, rất lớn mà sao vẫn thua lỗ?
Doanh nghiệp tốt không có nghĩa là cổ phiếu DN đó tốt. Tốt là tốt cho ai? cho ông chủ của nó hay cho cổ đông nhỏ lẻ như chúng ta? Nhiều DN rất tốt, rất hoành tráng, ông chủ của nó rất giàu có nhưng ko có nghĩa là chúng ta được nhờ. Ví dụ 1 doanh nghiệp có quá nhiều cổ phiếu lưu hành hoặc cứ âm thầm chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu làm pha loãng cổ phiếu. Ví dụ 1 DN rất nhiều tiền nhưng đem tiền cổ đông đi làm từ thiện, cho biếu tặng, đem ủy thác nhờ oánh chứng khoán rồi mất trắng cả trăm tỷ. Ví dụ 1 DN ko lo làm ăn chỉ mải đánh bóng thương hiệu, đầu tư linh tinh, thay đổi ngành nghề như thay quần lót, mang tiền cổ đông ra NN đầu tư khó kiểm soát, nợ cả chục ngàn tỷ.

Quả thật nghe anh nói tôi vỡ ra là tôi quá thiếu hiểu biết về ttck vậy mà dám mang cả tỷ bạc đầu tư, đúng là chả ai bảo vệ mình, tự mình phải trang bị kiến thức để tránh những cái bẫy. Vậy còn những bẫy nào phổ biến cần tránh?
Lại nói về phát hành cổ phiếu tăng vốn ồ ạt. Nhiều người nói đây là in giấy lấy tiền không sai. Nhiều DN tham lam vô độ tăng vốn từ 500 tỷ lên 1000 tỷ rồi năm sau lên 3000 tỷ, rồi 5000 tỷ. Họ có thể làm giả báo cáo, giả mua bán loằng ngoằng với các công ty khác tạo doanh thu và lợi nhuận ảo. Nhà đầu tư nghiệp dư dễ bị lừa bới nhìn thấy EPS cao, Doanh thu, Lợi nhuận khủng. Thêm đó các DN này vẽ ra các dự án hoành tráng trên giấy nhưng triển khai thì còn lâu, vài ba năm, mà triển khai xong chắc gì đã bán được, mà bán được thì chắc gì có lãi.
Trong đợt phát hành, nhiều cổ đông bỏ quyền, ko mua cổ phiếu ( vì giá mua còn cao hơn trên sàn) thì Doanh nghiệp cho 1 loạt các cá nhân, tổ chức nào đó vào mua hết, sau đó niêm yết bổ sung rồi giã thẳng vào đầu nhà đầu tư trên sàn, bán ồ ạt, bán tống tháo… Giá thấp lại càng sụt giảm, thê thảm, có khi về 2000 – 3000đ … Đừng hỏi vì sao mua giá 10.000 mà bán giá rẻ thế, thực ra những kẻ này có nộp tiền thật để mua đâu, Vốn chủ tăng thì bên tài sản lại có khoản phải thu hoặc đầu tư tài chính, xoay tiền đâu nộp vào lại móc ra trả, có khi ko cần nộp luôn….cổ phiếu như giấy lộn, in ra mà , bán giá nào chả lãi, khoản chênh lệch này sẽ book dần vào cho Doanh nghiệp chịu, tử tế thì phân bổ giảm lợi nhuận trong nhiều năm, đểu giả thì lâu sau lòi ra 1 khoản lỗ vài ngàn tỷ ko chừng. Chính doanh nghiệp úp sọt cổ đông. Cổ đông phải tự bảo vệ mình bằng cách TRÁNH XA những cổ phiếu đánh đấm và tăng vốn ồ ạt thôi.

-Còn đội lái up sọt ?

Kết quả hình ảnh cho đội lái
Cái này là 1 nghệ thuật, tôi sẽ nói sau. Lái cp lên giá là 1 chuyện, lái để đội lái có lãi lại là chuyện khác. Lái nhiều khi lỗ chổng vó vì không hiểu nguyên lý.