Đọc hiểu bctc

Chúng ta cần sử dụng báo cáo tài chính để phân tích và trả lời các câu hỏi trong quá trình định giá. 1. Tài sản của công ty trị giá bao nhiêu? Tài sản của công ty có thể tồn dưới vài dạng, và mỗi loại đóng góp tạo ra doanh thu thế nào? … Continue reading “Đọc hiểu bctc”

Chúng ta cần sử dụng báo cáo tài chính để phân tích và trả lời các câu hỏi trong quá trình định giá.

1. Tài sản của công ty trị giá bao nhiêu? Tài sản của công ty có thể tồn dưới vài dạng, và mỗi loại đóng góp tạo ra doanh thu thế nào?

2. Công ty huy động vốn để tài trợ cho những tài sản này bằng cách nào? Trong các tài sản đã mua, công ty có thể sử dụng nguồn vốn cổ phần hoặc tiền đi vay.

3. Khả năng sinh lợi của những tài sản này như thế nào? Một khoản đầu tư tốt là một khoản đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn chi phí sử dụng nguồn vốn để tài trợ chúng. Để đánh giá những khoản đầu tư mà công ty đã thực hiện có phải là những khoản đầu tư tốt hay không thì chúng ta cần ước tính mức lợi nhuận mà chúng đang tạo ra, chúng ta cần nghiên cứu kỹ chúng thông qua mục công ty con và công ty liên kết.

4. Đầu tiên chúng ta phải ước tính mức độ rủi ro của khoản đầu tư là bao nhiêu và chúng ảnh hưởng đến một công ty như thế nào?

BÁO CÁO KẾ TOÁN CƠ BẢN

Bảng cân đối kế toán tóm tắt tài sản do công ty sở hữu, giá trị của chúng và cơ cấu nợ vay.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp về doanh thu, chi phí của công ty và thu nhập cuối cùng do công ty tạo ra trong một giai đoạn, có thể là quý hoặc năm.

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày chi tiết những lần thu chi tiền mặt của công ty cho hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính trong một thời kỳ, giải thích về dòng tiền phát sinh mới trong kỳ và tại sao số dư tiền mặt của kỳ đó lại thay đổi.

– Đo lường và định giá tài sản

Muốn biết công ty đang sở hữu những loại tài sản nào, giá trị của những tài sản đó và khả năng sai lệch của giá trị này là bao nhiêu.

– Nguyên lý kế toán cơ bản trong đo lường tài sản: Tài sản là bất kỳ nguồn nào có khả năng tạo ra dòng tiền vào hoặc làm giảm dòng tiền ra trong tương lai.

– Mỗi loại tài sản có một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế về định giá riêng nhưng cách thức định giá tài sản trong các báo cáo kế toán luôn có ba nguyên tắc cơ bản:

1. Tin tưởng tuyệt đối vào giá trị sổ sách và coi đó là giá trị ước lượng chính xác nhất.

2. Không tin tưởng vào thị trường hoặc giá trị ước tính: Quy ước kế toán là không tin tưởng vào giá trị thị trường vì cho rằng nó quá dễ biến động và bị thao túng để có thể sử dụng làm cơ sở ước tính giá trị tài sản. Thậm chí sự nghi ngờ còn tăng lên khi giá trị tài sản được ước tính lại dựa trên dòng tiền kỳ vọng trong tương lai.

3. Có xu hướng định giá thấp hơn là định giá cao: Nên sử dụng giá trị ước tính thận trọng hơn, khi một tài sản có giá trị sổ sách hơn là giá trị thị trường thì chuẩn mực kế toán thường yêu cầu chúng ta sử dụng giá trị nào thấp hơn.

ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN

Cách thức phân loại tài sản: Tài sản cố định bao gồm những tài sản dài hạn của công ty bao gồm nhà máy, xí nghiệp, trang thiết bị, đất đai và nhà cửa văn phòng. Tiếp theo là tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho (nguyên liệu thô), sản phẩm dở dang và thành phẩm), khoản phải thu (thể hiện các khoản tiền thuộc sở hữu của công ty) và tiền mặt. Kế đến là mục đầu tư tài chính – thể hiện các khoản đầu tư vào tài sản, chứng khoán của công ty khác. Cuối cùng là tài sản vô hình – gồm bằng phát minh sang chế và lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua lại công ty khác (miễn là tạo ra dòng tiền tương lai).

Tài sản cố định: việc điều chỉnh theo tuổi thọ tài sản nên phản ánh được khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản khi số năm sử dụng tăng lên, gần hết năm khấu hao. Các phương pháp khấu hao có thể được phân loại thành khấu hao đường thẳng (chi phí khấu hao mỗi năm của giá trị tài sản bằng nhau trong suốt thời gian sử dụng) và khấu hao nhanh (chi phí khấu hao của giá trị tài sản cao trong những năm đầu rồi thấp dần trong những năm cuối của thời gian sử dụng).

Khi đọc báo cáo tài chính chúng ta cần đọc kỹ thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao.

– Tài sản ngắn hạn: bao gồm hàng tồn kho, tiền mặt và các khoản phải thu, những tài sản này nên cập nhật theo giá thị trường khi đánh giá.

– Các khoản phải thu: thể hiện số tiền của công ty đang bị các khách hàng chiếm dụng khi mua sản phẩm. Chúng ta cần xem công ty có nhiều nợ xấu không? Ở đây tồn tại một mối nguy hiểm là nếu không có một tuyên bố dứt khoát về một khoản nợ xấu thì các công ty vẫn có thể đưa vào bảng báo cáo những khoản phải thu mà họ biết gần như không thể thu hồi được.

– Tiền mặt: giá trị thị trường có thể sai lệch so với giá tri sổ sách, đặt biệt là khi đầu tư dài hạn. Mặc dù khoản đầu tư này không có rủi ro vỡ nợ nhưng sự thay đổi về lãi suất vẫn có thể anh hưởng đến giá trị của chúng.

– Hàng tồn kho: có ba phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: nhập trước xuất trước (FIFO), nhập sau xuất trước (LIFO), và phương pháp bình quân gia quyền.

1. Nhập trước xuất trước (FIFO): giá vốn hàng bán dựa trên giá của nguyên liệu mua vào sớm nhất, chi phí hàng tồn kho dựa trên giá nguyên liệu mau vào muộn nhất trong kỳ. kết quả là hàng hóa tồn kho được định giá sát với chi phí thay thế hiện tại. Trong thời kỳ lạm phát, FIFO sẽ cho ra giá vốn hàng bán ước tính thấp nhất và thu nhập thuần cao nhất so với 2 phương pháp còn lại.

2. Nhập sau, xuất trước (LIFO): giá vốn hàng bán dựa trên giá của vật liệu mua gần thời điểm cuối kỳ nhất và tương đối sát với chi phí hiện tại còn giá trị hàng tồn kho lại được tính theo giá nguyên vật liệu mua vào gần đầu kỳ nhất. Trong thời kỳ lạm phát, giá vốn hàng bán ước tính cao nhất và thu nhập thuần thấp nhất trong ba phương pháp định giá hàng tồn kho.

3. Phương pháp bình quân gia quyền: cả giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán đều được tính theo giá trung bình.

Những công ty nào chọn phương pháp LIFO để định giá hàng tồn kho phải ghi rõ trong phần chú thích BCTC khoản chênh lệch trị giá hàng tồn kho giữa FIFO và LIFO, được gọi là LIFO dự phòng.

– Các khoản đầu tư tài chính và chứng khoán thị trường: Có thể phân loại chúng thành: đầu tư thụ động thiểu số, đầu tư chủ động thiểu số và đầu tư chủ động đa số.

1. Đầu tư thụ động thiểu số: Chứng khoán hay tài sản thuộc sở hữu của bạn ở một công ty khác chiếm ít hơn 20% tổng vốn của công ty đó được gọi là đầu tư thụ động thiểu số. Những nguyên tắc định giá khác nhau tùy thuộc vào từng nhóm:

+ Khoản đầu tư mà nhà đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được định giá theo giá gốc hay giá sổ sách, lãi suất hay cổ tức từ khoản đầu tư này được thể hiện trên BC KQHĐKD.

+ Khoản đầu tư để bán được định giá theo giá thị trường, nhưng khoản lỗ hoặc lãi chưa thực hiện được thể hiện như một phần vốn trên bảng cân đối kế toán.

+ Khoản đầu tư được bán trong tương lai gần: được định giá theo mức giá thị trường và các khoản lãi lỗ chưa được thực hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng đầu tư sẽ phải định giá lại phần lớn khối lượng tài sản theo giá thị trường trong từng thời kỳ.

2. Đầu tư chủ động thiểu số: Chứng khoán hoặc vốn cổ phần của bạn ở một công ty khác chiếm từ 20% đến 50% tổng vốn của công ty đó được gọi là đầu tư chủ động thiểu số. Dù vẫn có giá trị sở hữu ban đầu nhưng chi phí sở hữu của khoản đầu tư sẽ được điều chỉnh bằng tỷ lệ thu nhập và lỗ thuần tương ứng trong công ty bạn đang đầu tư.

3. Đầu tư chủ động đa số: Nếu chứng khoán thuộc quyền sở hữu của bạn ở một công ty khác chiếm hơn 50% tổng vốn của công ty đó thì khoản đầu tư này được gọi là chủ động đa số. Sự hợp nhất giữa tài sản có và tài sản nợ trên bảng cân đối kế toán của hai công ty thành một bảng cân đối kế toán duy nhất, trong đó, phần vốn do các nhà đầu tư khác nắm giữ được thể hiện trong mục vốn đầu tư thiểu số và ghi bên tài khoản nợ. Điều tương tự cũng xảy ra với báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh dòng tiền vào và ra cộng dồn của công ty hợp nhất.

– Tài sản vô hình:

+ Bằng phát minh sang chế và thương hiệu: Cách thức định giá bằng phát minh sang chế và thương hiệu thay đổi tùy thuộc vào việc chúng xuất phát từ nội bộ công ty hay được mua lại. Nếu đó chính là kết quả từ hoạt động nghiên cứu của công ty thì những chi phí của việc phát triển tài sản sẽ được chi ran gay trong kỳ này, mặc dù thời gian sử dụng của tài sản có thể trãi qua nhiều kỳ kế toán. Vì thế giá trị của tài sản sẽ không được tính đến trong bảng cân đối kế toán của công ty. Tài sản vô hình phải được khấu hao theo thời hạn sử dụng kỳ vọng của nó, tối đa là 40 năm.

+ Lợi thế thương mại: Trong một số trường hợp, tài sản vô hình là sản phẩm phụ của những thương vụ mua lại. Khi một công ty mua lại công ty khác, giá mua trước hết được phân bổ cho giá trị tài sản hữu hình, tiếp theo là giá của bất cứ tài sản vô hình nào như bằng phát minh sang chế và tên thương mại của công ty. Phần còn lại sau khi đã trừ đi hai khoản trên chính là lợi thế thương mại. Phản ánh sự trên lệch giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của công ty sở hữu tài sản, phương pháp này được gọi là kế toán mua lại và nó tạo ra giá trị vô hình (lợi thế thương mại), được khấu hao theo thời gian, giá mua không bao giờ được thể hiện trên bảng cân đối kế toán mà thay vào đó, giá trị sổ sách của hai công ty tham gia mua bán được gộp chung lại để tạo thành bảng cân đối kế toán cho công ty đã hợp nhất.

——————————————————————–

– Đo Lường Cơ Cấu Vốn:
Những nguyên tắc kế toán trong đo lường nợ và vốn chủ sở hữu: Nguyên tắc thứ nhất là phân loại nghiêm ngặt các khoản tài chính vào một khoản nợ hoặc một tài khoản vốn chủ sở hữu dựa vào bản chất nghĩa vụ nợ:
1. Nghĩa vụ phải được kỳ vọng sẽ tạo ra một dòng tiền trong tương lai hoặc khoản lỗ của dòng tiền vào trong tương lai tại thời điểm cụ thể hoặc có thể xác định.
2. Công ty không thể né tránh nghĩa vụ
3. Giao dịch gây ra nghĩa vụ nợ đó phải xảy ra.
Nguyên tắc thứ hai là việc sử dụng giá gốc với giá điều chỉnh kế toán sẽ ước lượng giá trị các khoản nợ và vốn chủ sở hữu torng một công ty tốt hơn so với việc sử dụng dòng tiền tương lai kỳ vọng hoặc giá thị trường.
– Đo lường giá trị nợ và vốn chủ sở hữu
+ Nợ ngắn hạn: nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ sẽ đáo hạn trong năm tiếp theo của công ty.
Các khoản phải trả: thể hiện những khoản tín dụng mà nhà cung cấp và người bán dành cho công ty.
Các khoản vay ngắn hạn: gồm các khoản vay dưới 1 năm để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hoặc cho nhu cầu tài sản ngắn hạn.
Phần nợ đến hạn trả của nợ dài hạn: thể hiện phần nợ dài hạn hoặc trái phiếu đáo hạn trong năm tiếp theo.
Nợ ngắn hạn khác: Là bất kỳ khoản nợ ngắn hạn nào khác mà công ty có thể có bao gồm lương nhân viên và thuế chính phủ.
+ Nợ dài hạn: Nợ vay dài hạn được chia thành 2 loại: một là các khoản vay từ ngân hàng hoặc từ các tổ chức tài chính khác, hai là trái phiếu dài hạn được phát hành trên thị trường tài chính mà chủ nợ là những người mua trái phiếu. Nếu khoản nợ được thu hồi trước ngày đáo hạn thì chênh lệch giữa giá trị sổ sách và thực giá thanh toán tại thời điểm thu hồi được hoạch toán như là khoản lãi/lỗ bất thường trong báo cáo thu nhập. Những khoản nợ dài hạn bằng ngoại tệ sẽ được hạch toán tại thời điểm thu hồi tính theo tỷ giá mà cho ra những khoản lãi/lỗ bất thường trong báo cáo thu nhập.
+ Nợ dài hạn khác: Chúng bao gồm các khoản nợ phải thanh toán cho cá nhân/ đơn vị mà công ty thuê tài sản, nợ nhân viên dưới hình thức quỹ lương hưu, phúc lợi y tế và nợ chính phủ dưới hình thức hoãn lại.
+ Thuê tài sản: Các công ty thường thuê tài sản dài hạn hơn là mua chúng. Việc chi trả các khoản thuê này tạo ra nghĩa vụ nợ giống như khoản thanh toán lãi của nợ vay. Có hai loại hình thuê tài sản là thuê hoạt động và thuê tài chính.
Một hợp đồng thuê tài sản sẽ được hoạch toán như là một khoản thuê tài chính nếu thõa mãn 4 điều kiện sau đây:
1. Thời gian thuê vượt quá 75% thời gian sử dụng của tài sản.
2. Có sự chuyển giao quyền sở hữu cho người thuê khi kết thúc hợp đồng.
3. Có một quyền chọn mua tài sản tại mức giá hời khi kết thúc hợp đồng.
4. Hiện giá của khoản tiền thuê – được chiết khấu tại tỷ suất chiết khấu thích hợp vượt quá 90% giá thị trường hợp lý của tài sản.
Trợ cấp cho nhân viên: Các nhân viên có thể nhận được các khoản trợ cấp lương hưu và phúc lợi y tế từ chủ lao động. Trong nhiều trường hợp, quỹ này tạo ra nghĩa vụ nợ rất lớn.
Chính sách lương hưu: Trong chính sách lương hưu, công ty đồng ý dành cho nhân viên của mình những khoản trợ cấp nào đó dưới một trong hai hình thức sau: xác định mức đóng góp cố định (mỗi năm chủ lao động sẽ đóng góp một khoản cố định vào quỹ). Ở hình thức thứ hai, mỗi kỳ chủ lao động phải đóng góp một số tiền vừa đủ vào quỹ để công ty có thể chi trả khoản lương hưu cố định nói trên.
Trợ cấp y tế: Nhân viên của một công ty có thể hưởng trợ cấp y tế dưới một trong hai cách: đóng góp cố định hoặc hứa hẹn các khoản trợ cấp.
Thuế hoãn lại: Phương pháp kế toán thuế của một công ty sẽ cho thấy họ chỉ có nghĩa vụ đóng thuế 55.000 usd trên thu nhập chịu thuế, trong khi dựa vào thu nhập trên báo cáo tài chính thì đáng lẽ họ phải đóng tới 75000 usd. Như vậy công ty này phải ghi nhận mức chênh lệch 20000 usd là khoản thuế hoãn lại. Thuế hoãn lại sẽ được đóng trong các năm tiếp theo và được ghi nhận sau khi công ty đóng thuế.
Cổ phiếu ưu đãi: Bình thường, khi một công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi, tức là họ có nghĩa vụ chi trả cổ tức cố định trên cổ phiếu. Cổ phiếu ưu đãi là một chứng khoán lai tạp, vừa là vốn cổ phần, vừa là nợ.
Cổ phiếu ưu đãi được định giá trên bảng cân đối kế toán theo mệnh giá phát hành, bất kỳ cổ tức chưa trả tích lũy nào phát sinh cũng sẽ được tính vào giá trị này.
Vốn cổ phần: Các công ty tính toán vốn cổ phần dựa trên giá gốc. Giá trị của vốn cổ phần dựa trên bảng cân đối kế toán phản ánh vốn gốc công ty nhận được khi phát hành cổ phiếu, nó tăng lên khi công ty có lợi nhuận (hoặc giảm xuống khi công ty thua lỗ) và bất kỳ khoản cổ tức nào được chi trả trong kỳ cũng làm giảm giá trị này. Chúng ta cần lưu ý khi tính toán giá trị sổ sách của vốn cổ phần: Khi thu hồi cổ phiếu bằng cách mua lại chúng trong một số thời kỳ ngắn hạn nhằm mục đích tái phát hành cổ phiếu hoặc để thực hiện các quyền chọn thì công ty có quyền thể hiện các cổ phiếu đã được mua lại là cổ phiếu quỹ. Điều này làm giảm giá trị sổ sách của vốn cổ phần vì các công ty không được phép nắm giữ cổ phiếu.
– Đo Lường Lợi Nhuận Và Khả Năng Sinh Lợi
Khả năng sinh lợi của một công ty tốt đến đâu? Công ty đã thu được những gì từ những tài sản mà họ đầu tư?
Các nguyên tắc kế toán đo lường lợi nhuận và khả năng sinh lợi: Đầu tiên là kế toán dồn tích. Nguyên tắc thứ hai là phân loại chi phí thành chi phí hoạt động, chi phí tài chính và chi phí vốn. Chi phí hoạt động là chi phí tạo ra lợi nhuận chỉ tính trong kỳ hiện tại, ít nhất về mặt lý thuyết là như thế. Chi phí nhân công và nguyên vật liệu được sử dụng để tạo ra sản phẩm và bán trong kỳ hiện tại là một điển hình. Chi phí tài chính là những chi phí phát sinh từ hoạt động tài chính, phổ biến nhất là chi phí lãi vay. Chi phí vốn đầu tư là các chi phí được kỳ vọng tạo ra lợi nhuận qua nhiều kỳ kế toán ví dụ như chi phí mua đất đai, nhà xưởng.
Để tính ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh của công ty, người ta lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí hoạt động trong kỳ hiện tại. Lợi nhuận của chủ sở hữu hay doanh thu thuần, người ta lấy thu nhập từ hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí tài chính. Chi phí vốn đầu tư được trừ dần theo số năm có ích của tài sản (tức là thời gian nó tạo ra lợi nhuận), được hoạch toán trong tài khoản chi phí hoặc chi phí khấu trừ.
Đo lường lợi nhuận và khả năng sinh lợi trong kế toán: Phân loại thu nhập thành bốn mục: thu nhập từ các hoạt động gián đoạn, lãi, lỗ bất thường và những điều chỉnh do thay đổi trong nguyên tắc kế toán.
Tại các công ty sản xuất và bán hàng: Các hợp đồng dài hạn với khách hàng thì công ty được phép ghi nhận doanh thu dựa vào tỷ lệ phần trăm đã hoàn thành của hợp đồng, đồng thời ghi nhận một tỷ lệ chi phí tương ứng.
Sự khác biệt giữa chi phí vốn đầu tư và chi phí hoạt động chỉ nên phản ánh những chi phí tạo ra doanh thu trong kỳ hiện tại. Tuy nhiên, trên thực tế một số chi phí được xếp vào loại này lại không thõa mãn được điều kiện trên. Đầu tiên là khấu hao. Mặc dù việc trừ dần vào chi phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua nhiều kỳ là hợp lý nhưng giá trị khấu hao trong kế toán được tính dựa trên nguyên giá ban đầu, lại không tương đương với giá trị khấu hao thực tế. Thứ hai là chi phí nghiên cứu và phát triển, rõ rang nó tạo ra lợi nhuận trong nhiều kỳ kế toán (đặc điểm của chi phí vốn đầu tư) nhưng theo chuẩn mực kế toán, chi phí này được xếp vào chi phí hoạt động, lý do là khoản lợi nhuận này không thể tính được một cách dễ dàng.
Chúng ta cần biết bao nhiêu phần tram lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh thông thường và bao nhiêu phần tram đến từ những sự kiện bất thường ít có khả năng tái xuất hiện trong điều kiện bình thường sẽ rất hữu ít cho công ty vì khi dự đoán lợi nhuận kỳ vọng, vì khi dự đoán lợi nhuận kỳ vọng, họ nên sử dụng lợi nhuận đứng trước các khoản mục bất thường. Các khoản mục bất thường gồm:
+ Khoản mục hiếm khi hoặc thông thường xảy ra như lãi/ lỗ từ việc thanh lý tài sản hoặc đơn vị hoạt động, các khoản xóa sổ hoặc chi phí tái cơ cấu.
+ Các khoản mục bất thường là những sự kiện có tính chất không bình thường, hiếm khi xảy ra và có ảnh hưởng lớn, ví dụ lỗ từ đảo nợ với lãi suất sau cao hơn lãi suất trước, các khoản lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán mà công ty đang nắm giữ.
+ Các khoản lỗ do hoạt động kinh doanh bị gián đoạn bao gồm cả khoản lỗ trong kỳ ngừng hoạt động và khoản lỗ ước tính trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
+ Lãi/lỗ liên quan đến những thay đổi trong nghiệp vụ kế toán chẳng hạn như thay đổi trong phương pháp định giá hàng tồn kho.
Hiện tại mình có mở lớp phân tích đầu tư, anh chị cần học thì đăng ký.

Facebook Comments