Ichimoku giấc mơ và sự thật

#Rbskienthuc: Đây là 1 hệ thống đầu tư chứng khoán sử dụng Ichimoku, một công cụ rất nổi tiếng và hiệu quả. Tuy tôi đã không còn dùng nhưng với các bạn thì nó vẫn thật sự là 1 chiêu thức đủ để tranh bá xưng hùng nếu hiểu rõ tường tận. Ichimoku Kinko Hyo … Continue reading “Ichimoku giấc mơ và sự thật”

#Rbskienthuc:

Đây là 1 hệ thống đầu tư chứng khoán sử dụng Ichimoku, một công cụ rất nổi tiếng và hiệu quả. Tuy tôi đã không còn dùng nhưng với các bạn thì nó vẫn thật sự là 1 chiêu thức đủ để tranh bá xưng hùng nếu hiểu rõ tường tận.

Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda, ai bảo nhà văn chỉ nói láo, nhà báo chỉ nói phét chứ. Kỹ thuật này là cái nhìn thoáng qua, cái nhìn tổng quát về xu thế ngắn hạn, trung hạn, mức hỗ trợ, kháng cự… là một kỹ thuật có thể sử dụng độc lập không cần dùng thêm chỉ báo nào nữa.

Tuy nhiên theo tôi thì Ichimoku không sử dụng đến yếu tố khối lượng nên có những hạn chế, chúng ta sẽ kết hợp với các kỹ thuật về KLGD để thêm chính xác.

A. Cấu tạo: hệ thống Ichimoku gồm 5 kiếm

1. Đường Tenkan (màu xanh) : = (Highest High + Lowest Low) / 2, tính trong 9 phiên

Code trong meta là : (hhv(h,9)+llv(l,9))/2

Đường Tenkan là mức chính giữa của điểm cao nhất và thấp nhất của giá cổ phiếu tính trong 9 phiên gần nhất. Như vậy ta có thể thấy đường này giống như một đường SMA ngắn hạn 9 phiên vậy, thay vì tính trung bình cộng các mức giá đóng cửa thì đường Tenkan lấy giá trị chính giữa mức cao nhất và thấp nhất 9 phiên, ý tưởng là nếu giá vượt lên đường này thì cho điểm mua ngắn hạn, nếu cắt xuống dưới sẽ cho điểm bán ngắn hạn.

2. Đường Kijun (màu đỏ) : (Highest High + Lowest Low) / 2, tính trong 26 phiên

Code trong meta là : (hhv(h,26)+llv(l,26))/2

Giống như Tenkan, Kijun cũng là đường chính giữa của 2 mức đỉnh và đáy của 26 phiên gần nhất. Kijun giống như đường SMA26 vậy, ý tưởng là nếu giá vượt lên trên sẽ cho điểm mua, xuống dưới sẽ cho điểm bán. Khác với SMA, 2 đường Tenkan và Kijun sẽ thường chạy ngang vì mức đỉnh và đáy của cổ phiếu thường vẫn như cũ chưa thay đổi nếu giá không phá đỉnh hay phá đáy. Kijun thường sẽ cho cổ phiếu 1 điểm bật vì nó cũng là mức Fibonacci 50% như vậy có thể dùng Kijun như một mức hỗ trợ để mua hay kháng cự để bán.

Dừng lại ở đây ta sẽ sử dụng 2 đường này để mua bán cổ phiếu như sau: Nếu Tenkan nằm trên Kijun sẽ cho UPTREND chúng ta nên mua vào, còn Tenkan nằm dưới Kijun cho DOWNTREND, chúng ta nên bán ra hoặc đứng ngoài. Tôi sẽ code để bôi xanh , đỏ đồ thị cũng như dải ribbon để cho ta thấy khi nào Tenkan và Kijun giao cắt cho điểm đảo chiều về xu thế.

Nếu giá cắt lên đường Tenkan màu xanh và Kijun màu đỏ cũng cho chúng ta điểm mua. Nhưng để có xác suất ăn cao hơn, ta nên mua tí xíu hoặc ko mua vội nếu vẫn trong DOWNTREND khi Tenkan nằm dưới Kijun. Nếu có sự xác nhận Tenkan nằm trên Kijun thì ta mua mạnh hơn.

Code giá cắt Tenkan ( mũi tên xanh) : Cross(c,(hhv(h,9)+llv(l,9))/2)Code giá cắt Kijun ( mũi tên đỏ) : Cross(c,(hhv(h,26)+llv(l,26))/2)Code Tenkan cắt Kijun ( đồ thị đổi màu) : Cross((hhv(h,9)+llv(l,9))/2,(hhv(h,26)+llv(l,26))/2)

3. Đường SenpanA = (Tenkan + Kijun) / 2 , nhưng tính cho dữ liệu bỏ qua 26 phiên gần nhất, tức là đây là mức cân bằng của cổ phiếu của hơn 1 tháng trước

Code meta: ref((hhv(h,9)+llv(l,9) + hhv(h,26)+llv(l,26))/4 ,-26)

4. Đường SenpanB = (Highest High + Lowest Low) / 2, tính trong 52 phiên nhưng lại bỏ qua dữ liệu của 26 phiên gần nhất

Code meta: ref((hhv(h,52)+llv(l,52))/2 ,-26)

Giống với Tenkan và Kijun, SenpanB cũng là mức chính giữa của đỉnh và đáy 52 phiên (2 tháng rưỡi) Nó là mức hỗ trợ, kháng cự dài hạn hơn so với Tenkan và Kijun, chậm thay đổi hơn, SenpanB cũng là mức Fibonacci 50% nên cũng sẽ cho điểm đảo chiều ít nhiều nếu giá chạm phải. SenpanB là mức chậm nhất và chắc nhất của Ichimoku vì nó dài hạn nhất.

Khoảng không gian nằm giữa 2 đường SenpanA và SenpanB gọi là đám mây Kumo.

Nếu Tenkan nằm trên Kijun, hay giá nằm trên 2 đường ngắn đó sẽ cho xu thế tăng Ngắn hạn, thì nếu Giá nằm trên đám mây Kumo( nằm trên 2 đường Senpan) hay SenpanA nằm trên SenpanB sẽ cho xu thế tăng Trung và Dài hạn hơn. Các điểm mua sẽ ít rủi ro hơn nếu Xu thế dài hạn đã được xác nhận, tuy cũng sẽ làm bỏ lỡ giai đoạn tăng đầu của cổ phiếu.

Đám mây Kumo sẽ màu xanh nếu SenpanA nằm trên SenpanB, ngược lại sẽ màu đỏ, tuy nhiên màu của đám mây không quá quan trọng trong hệ thống Ichimoku. Mà quan trọng hơn là Giá đang nằm trên hay nằm dưới đám mây và độ dày của đám mây.

Tốt nhất các bạn chỉ nên chơi cổ phiếu nằm trên đám mây để tránh rủi ro bull trap, nhưng nếu nắm rõ về cơ bản của cổ phiếu các bạn có thể mạo hiểm hơn tại vùng giá thấp theo các tín hiệu với Tenkan và Kijun.

Theo lý thuyết thì Giá sẽ khó phán đoán khi lọt vào giữa đám mây dầy, tức là chúng ta không nên mua đuổi giá xanh khi còn trong mây

5. đường Chikou: là đường giá cổ phiếu nhưng vẽ lùi về 26 phiên, đường này là so sánh giá hiện tại với giá của nó 26 phiên trước. Nếu giá hiện tại lớn hơn giá 26 phiên trước thể hiện xu thế tăng và ngược lại.

Để tìm điểm đường Chikou vượt lên đường giá dùng hàm cross(c,ref(c,-26))

Vậy đến đây chúng ta đã hiểu được ý nghĩa của 5 đường Ichimoku và thấy rằng đường nào cũng cho 1 tín hiệu nào đó, độ trễ và độ nhiễu khác nhau nhưng đều có thể sử dụng độc lập 1 trong 5 đường. Tuy đơn giản nhưng nếu bạn hiểu và biết cách áp dụng thì bạn đã có thêm một công cụ hiệu quả để đối đầu với thị trường
Tiếp theo là bài phân tích tâm lý nhỏ <3
* Tâm lý phiến diện

Con người khi đánh giá một sự việc gì thì thường không đánh giá một cách tổng hợp dựa vào toàn bộ thông tin liên quan mà chỉ chú trọng vào một vài yếu tố lộ ra bên ngoài. Ví dụ khi ta gặp một người lần đầu tiên và có ấn tượng không mấy tốt về người đó thì chỉ duy nhất ấn tượng này đọng lại trong đầu. Sau đó, ấn tượng này ngày một lớn và cho dù con người đó có nhiều điểm tốt khác thì đánh giá của ta về con người đó cũng không thay đổi.

Trong đầu tư chứng khoán, câu chuyện cũng tương tự như vậy. Nếu có một mã cổ phiếu nào đó bạn muốn mua thì thông thường bạn sẽ phân tích cổ phiếu đó, liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, tin tốt và tin xấu. Tuy nhiên, do ngay từ ban đầu bạn đã có ý “muốn mua cổ phiếu này” cho nên càng phân tích, càng suy nghĩ thì chỉ có những điểm mạnh, tin tốt đọng lại trong đầu còn những điểm xấu khác thì bị xóa dần đi. Kết cục sẽ đưa bạn tới những hành động thiếu chính xác.

——————————————————————————–
–>Hãy để lại EMAIL phía dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với RBS để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc
–> Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích. Và đừng tiếc 1like, cmt để bài viết đến với nhà đầu tư quanh bạn. Xin cảm ơn vì sự chia sẻ của bạn đến cộng đồng
————————————————————————–
Hoặc chia sẻ ý kiến hoặc góp ý của anh chị vào
Rbsconfession: http://goo.gl/forms/uMLOkB5suhDbpmoq1
(nếu anh chị cần hỗ trợ xin để lại liên lạc)_RBS thân ái
Hãy cùng RBS xây dựng cộng đồng nhà ĐẦU TƯ chuyên nghiệp và cùng chia sẻ kiến thức đến những người bạn yêu mến <3

Facebook Comments