Giá trị sổ sách và Giá trị thực

kiến thức phân tích đầu tư chứng khoán

Có bạn hỏi giá trị sổ sách có phải giá trị thực không?
1-Giá trị thực của doanh nghiệp là gì?làm thế nào để tính được chính xác?
GIÁ TRỊ THỰC của doanh nghiệp là một ẩn trong một “hàm kinh tế”có nhiều biến cực kỳ phức tạp và nó luôn thay đổi.Như vậy là GIÁ TRỊ THỰC sẽ không có đáp số chính xác cho tất cả mọi người,nó sẽ là một con số ước lượng mang tính cá nhân, người chiến thắng là người ước tính sát với thực tế nhất.

Ví dụ với ban quản trị như thế,thương hiệu như thế,tài sản như thế…bạn sẽ phải dự báo doanh nghiệp sẽ tạo ra một dòng tiền là bao nhiêu ở tương lai 5 hay 10 năm sau?Đột nhiên doanh nghiệp có một phát minh mới tạo ra một sản phẩm được thị trường ưa chuộng mang tính đột phá,độc quyền, tự nhiên lúc này GIÁ TRỊ THỰC của nó cần phải được điều chỉnh tăng lên số với dự tính ban đầu.
Hay ngược lại trên thị trường bỗng xuất hiện một đối thủ cạnh tranh tung ra sản phẩm vượt trội chiếm lĩnh thị phần doanh nghiệp của bạn trong khi doanh nghiệp của bạn không thể có biện pháp phòng vệ…khi đó GIÁ TRỊ THỰC của nó buộc phải đánh giá lại theo hướng hạ xuống.


2-Giá trị sổ sách(GIÁ SỔ SÁCH) có quan trọng trong việc làm căn cứ để định giá doanh nghiệp hay không? Tại sao mua ở dưới giá sổ sách vẫn lỗ?
Giá sổ sách có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong định giá theo định lượng,cũng như nó làm căn cứ cho nhiều đánh giá các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.Nhưng hiểu về GIÁ SỔ SÁCH như thế nào?và phân tích nó thật sâu thì không phải nhà đầu tư nào cũng biết.Hai doanh nghiệp có cùng GIÁ SỔ SÁCH không có nghĩa là nó giống nhau về mặt giá trị.Giá sổ sách đơn giản chỉ là tổng tài sản trừ đi tổng nợ,nhưng phân tích sâu thêm thì lại nảy sinh vô vàn những vấn đề trong đó.
-VD doanh nghiệp A có cơ cấu tài sản như tài sản cố định lớn,khoản phải thu lớn,hàng tồn kho lớn trong khi tiền và tương đương tiền thấp…Hơn nữa khoản phải thu lại là các khoản khó đòi phải trích lập dự phòng rủi ro,hay hàng tồn kho có nguy cơ mất giá cao,hư hỏng như thủy sản,hay doanh nghiệp đầu cơ nguyên vật liệu bằng đòn nợ cao điển hình là tôn hoa sen(HSG) vừa rồi đã khiến doanh nghiệp điêu đứng vì chi phí lãi vay trong khi không biết lợi ích từ đầu cơ nguyên vật liệu mang lại bao nhiêu?Tài sản cố định lớn như doanh nghiệp xây dựng,mỗi công trình mới lại phải mua thêm vật tư máy móc phục vụ công trình nhưng sau đó những ts đó sẽ có tính thanh khoản thấp và giá trị khấu hao rất lớn…vv…
Nợ của DN này lại có cơ cấu từ nợ vay bank lớn trong khi các khoản nợ như nợ đối tác,khách hàng lại thấp dẫn đến nợ có chi phí lãi vay cao.
-Ở một doanh nghiệp B lại có cơ câu tài sản như tiền mặt lớn,các khoản tương đương tiền lớn,tài sản cố định vừa phải,hàng tồn kho vừa phải lại là tồn kho thành phẩm và có tính thanh khoản cao do sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu có vị thế,khoản phải thu thấp lại không khó đòi…vv…
Nợ của doanh nghiệp này là chủ yếu là nợ không chi phí lãi
Đến đây chúng ta có thể thấy dù 2 doanh nghiệp này có cùng giá sổ sách bằng nhau thì doanh nghiệp B sẽ được thị trường đánh giá cao hơn nhiều A và giá sổ sách của nó có tính tin cậy cũng như ý nghĩa hơn nhiều trong việc làm kim chỉ nam cho định giá.
Mặt khác GIÁ SỔ SÁCH chính là số tiền thực bạn phải bỏ ra khi thành lập doanh nghiệp sẽ thật là tuyệt vời khi bạn mua được một doanh nghiệp đầy triển vọng với gia sổ sách-bạn đã có lợi thế như một cổ đông sáng lập(hiện tại trên TT những DN hạng A rất hiếm có DN nào có giá TT bằng giá sổ sách thường ít nhất cũng gấp 2-4 lần.
Như vậy là GIÁ SỔ SÁCH sẽ nằm trong GIÁ TRỊ THỰC, nó sẽ là một tiêu chí định lượng quan trọng cùng với các tiêu chí ước lượng để giúp nđt có thể ước tính giá trị thực của DN