Phương pháp 4M của ngài Phil Town – Chữ M đầu tiên: Meaning. Mẩu ghép đầu tiên và nền móng cho 3 chữ M tiếp theo.
MEANING chính là vòng tròn hiểu biết ( cirlce of competence) hay nói cách khách nó chính là tất cả kiến thức của bạn về Ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa đều đơn giản cho đến khi chúng ta phải bắt tay vào việc thực hành nó. Ngay khi thực hành với 3-10 Doanh nghiệp đầu tiên, tôi nhận ra ngay MEANING thực sự là thách thức rất lớn dành cho bất cứ một nhà đầu tư nào. Tôi chính xác sẽ phải giải quyết được 2 câu hỏi sau đâu nếu muốn bước qua được cửa ải Meaning đầu tiên:
Câu hỏi số 1. Chúng ta chưa thể phân loại được mức độ am hiểu của chúng ta về bất cứ một ngành nghề nào ?.
Tôi cố gắng tiếp cận theo cả 2 phương pháp cổ xưa nhất là Bottom – Up và Top – Down nhưng mỗi lần phải trả lời về mức độ hiểu biết ngành của mình tôi đều lúng túng, mặc dù kết quả chỉ có 3 loại là Trung Bình, Khá và Giỏi
Câu hỏi số 2. Vậy nếu trong trường hợp chúng ta phải bắt gặp một ngành nghề mới thì phải xử lý chữ MEANING này ra sao ?. Đây chính là điều kinh khủng nhất khi phải nghĩ đến khối lượng công việc phải tiếp cận, nó sẽ là khổng lồ nếu chúng ta bốc thăm phải một ngành siêu khó.
Điều này khiến cho tôi cố gắng đào sâu thêm vào cuốn sách Payback Time cũng như Rule 1,và thật may mắn khi thấy ngài Phil Town có gợi ý giải quyết các câu hỏi trên như sau:
Với câu hỏi số 1. Tôi quay trở lại một chút với lý thuyết về việc tiếp cận 1 vấn đề khi chúng ta luôn phân ra 3 cấp độ đó là Đọc, Hiểu và Nhận thức. Trong đó Nhận thức chính là cấp cao nhất của việc am hiểu, để có được Nhận Thức ít nhất bạn phải Hiểu và có 1 thời gian tôi luyện nhất định mới chuyển đổi thành. ( chính vì thế mà các huyền thoại thường xuyên khuyên chúng ta nên thực hành các case study từ những thứ quen thuộc nhất như các loại hàng tiêu dùng ( Bia, sữa, nước mắm,..) hoặc các mặt hàng mà chúng ta thường xuyên phải va chạm hàng ngày như ( bóng đèn, quần áo, trang sức,…). Cuối cùng, mức độ am hiểu của bạn sẽ luôn là giao điểm chung giữa Thứ bạn có trải nghiệm, Thứ bạn có kinh nhiệm, và Thứ bạn đam mê nhất.
Câu hỏi số 2 học búa nhiều hơn câu số 1 khi chúng ta tiếp cận một ngành mới và để giải quyết câu hỏi này thường cái giá chính là thời gian. Như đã đã nói về điểm chung giữa Trải nghiệm, kinh nhiệm và đam mê, thì dù chúng ta có đam mê và trải nghiệm tốt đến mấy cũng phải chờ kinh nhiệm mới chứng thực được độ am hiểu ngành nghề.
Chính vì thế ngài Warren Bufett thường khuyên chúng ta nhảy qua bức rào 30 cm thay vì 2 m.
Ngoài ra, trên quan điểm mở rộng phạm vi hiểu biết về Meaning, tôi có bổ sung quan điểm cá nhân về việc không chỉ nghiên cứu ngành nghề mà còn phải nghiên cứu thêm cả về doanh nghiệp dựa trên góc nhìn của 3 đối tượng như sau:
Khách hàng – Nhân viên bán hàng – đối thủ cạnh tranh
Bộ câu hỏi tôi thường dùng để hỏi các đối tượng trên thường là:
1. Mô hình kinh doanh kiếm tiền của công ty là gì ?
2. Sản phẩm của công ty giúp được gì cho khách hàng ? – Quan điểm từ Khách hàng
3. Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty khó ko – Quan điểm từ Đối thủ cạnh tranh – Nhân viên bán hàng.
4. Công ty có coi khách hàng là trọng tâm trong kinh doanh không – Quan điểm từ Nhân viên bán hàng
5. Mức độ phụ thuộc của khách hàng vào sản phẩm ? – Quan điểm từ khách hàng
6. Nếu công ty ngừng kinh doanh thì có ảnh hưởng gì đến khách hàng?
Tác giả: Nguyen Quang Dung team Take Profit