M2 – Moat – Con hào kinh tế

kiến thức đầu tư chứng khoán

Chữ M thứ 2 Moat: Con hào kinh tế.

Moat là một khái niệm mà do Ngài Buffett sáng tạo ra và theo trí nhớ của tôi có thể lần đầu tiên Ngài Buffett sử dụng khái niệm này là ở trong bức thư gửi cổ đông vào năm 1972. Ngài Buffett đã hình ảnh hoá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thành 1 từ duy nhất là MOAT thay vì những cụm từ dài vô tận đồng nghĩa. MOAT là con hào bảo vệ thị phần hay lợi nhuận của 1 doanh nghiệp trước những thách thức bên ngoài như các đối thủ cạnh tranh cũ và tiềm tàng, cũng như sự thay đổi của các yếu tố vĩ mô.

Trong các cuốn sách của mình, về hình thái của Moat, ngài Phil Town có đề cập đến 5 loại lợi thế định tính và thêm vào đó là 5 biểu hiện của định lượng.
– 5 lợi thế định tính đó chính là :
+ Nhãn Hiệu
+ Bí Quyết 
+ Phí sử dụng
+ Phí Chuyển đổi
+ Chi phí thấp
Tôi xin phép không đề cập thêm chi tiết về từng lợi thế cạnh tranh vì việc diễn giải đã có trong sách. Câu hỏi mà tôi cùng các bạn muốn trả lời không phải để ôn lại kiến thức mà phải là thực tế áp dụng nó có những vấn đề gì ? Và thực sự, khi áp dụng vào thực tế, tôi thấy ngay cách chia 5 loại lợi thế cạnh tranh này gây ra sự không thoải mái cho bản thân, đây có thể xuất phát từ việc trước đây tôi đã đọc cuốn The Little book that builds wealth trước khi đọc những cuốn sách cuả ngài Phil Town. Trong đó lợi thế cạnh tranh đc chia ra như sau:
+ Tài sản vô hình (Intangible Assets ) sản phẩm/ dịch vụ mà chúng ta sẵn sàng trả thêm tiền do gía trị vô hình mà nó mang lại VNM, PNJ, MSN
+ Chi phí chuyển đổi (Switching Costs ) Sản phẩm/ dịch vụ mà việc thay đổi đem lại chi phí lớn hơn thứ nhận lại. Ví dụ : bạn thay đổi từ Iphone sang Samsung sẽ mất hết các thông tin đã lưu trên I Clould trong nhiều năm ( bao gồm hình ảnh, note, số điện thoại )
+ Hiệu ứng mạng lưới (The Network Effect ) Sản phẩm/ dịch vụ mà nếu có càng nhiều người sử dụng thì sức mạnh của nó càng lớn. Ví dụ : Facebook vì nó có nhiều người sử dụng nên chúng ta phải sử dụng facebook để giao tiếp và vì chúng ta sử dụng facebook nên facebook sẽ càng ngày càng lớn, ví dụ tương tự với Grab hay nhiều starup công nghệ khác. Đây có lẽ chính là lợi thế của tương lai và cũng là thứ giá trị nhất trong định giá nếu bạn muốn đầu tư vào các các công ty công nghệ
+ Chi phí thấp (Cost Advantages ) Chi phí sản phẩm thấp đến mức không đối thủ nào cạnh tranh được VJC, BIG C, METRO…
Lợi thế về mặt Quy Mô (The Size Advantage ) Phải đầu tư rất lớn vào ngành công nghiệp này để tạo ra sản phẩm ví dụ như HPG, THACO, VIC, POW.
Chúng ta có thể thấy 2 cách phân loại giống nhau đến 90% ngoại trừ Pat Dorsey có bổ sung thêm lợi thế cạnh tranh Hiệu ứng mạng lưới.

– 5 biểu hiện định lượng của ngài Phil Town. Tôi lại 1 nữa xin phép không liệt kê các chỉ tiêu định lượng mà chỉ tập trung vào việc chia sẻ kinh nhiệm khi áp dụng vào thực tế. Theo đánh giá của tôi ROIC là chỉ số quan trọng nhất trong chùm 5 tiêu chí định lượng của ngài Phil Town.
Chú thích: – ROIC = Lợi nhuận sau thuế/ (Vốn chủ sở hữu + Nợ vay có tính lãi). 
Áp dụng từ ý tưởng về 5 tiêu chí định lượng, tôi đưa ra 1 câu hỏi cho bản thân như sau:

Giả sử: Tôi liệt kê tất cả các doanh nghiệp trên cả 3 sàn dựa trên 3 tiêu chí là :
1. Các mã có ROIC >20% trong 3 năm liên tiếp.
2. Các mã tăng trưởng VCSH > 10% trong 3 năm liên tiếp.
3. Các mã tăng trưởng lợi nhuận thuần >10% trong 3 năm liên tiếp.

Sau đó, tôi chọn 1 danh mục ngẫu nhiên 5 mã trong từng tiêu chí trên. Kết quả đưa ra khá bất ngờ.
Từ tháng 3.2018 đến 12.2018. VNindex giảm xấp xỉ 20%
Danh mục 1 giảm 6%
Danh mục 2 giảm 35%
Danh mục 3 giảm 18%

Vì danh mục là ngẫu nhiên nên kết quả mới chỉ phản ánh 1 phần của trò chơi con số thôi, tuy nhiên nó cũng có thể cho thấy tầm quan trọng của ROIC.

Tác giả: Nguyen Quang Dung – team take profit

Facebook Comments